Đức – Thiền – Tuệ: Hành trình nhân sinh miên mật
Con gái tôi sinh năm Canh Dần (2010) cũng được tôi cung cấp một con heo bằng nhựa như thế vào lúc cháu học lớp Một.
Có thể khẳng định rằng tiết kiệm là đức tính tốt mà mỗi cặp vợ chồng trong xã hội khi sinh ra con cần nghĩ đến. Đó là tài thí giúp cho con em chúng ta biết tích trữ tiền để sau này chúng dể dàng bước vào lối sống tự lập vô cùng cát lợi. Đây cũng là Pháp thí mà cha mẹ dành cho con mình để các cháu định hình cho mình lối đi Vô úy (đủ bản lĩnh để không biết sợ). Từ đó các cháu đủ tự tin sống tốt cho chính mình và đối xử đẹp với mọi người. Tôn trọng bản thân giúp các cháu nhận ra hai thứ bất biến khi sinh ra trên cõi đời này, đó là Tổ quốc và Cha Mẹ mình. Sau này, có thể các cháu phải ly gia, ly hương nhưng không bao giờ ly Tổ tiên của mình. Rằng thuận cảnh giúp các cháu tự do tận hưởng phúc lạc nhưng phải biết san sẻ niềm vui đó ít nhất là với cha mẹ mình. Rằng nghịch cảnh như một lò lửa chứa đầy tham-sân-si giúp các cháu biết cách đối nhận bằng lối sống tinh tấn, nhẫn nại để trưởng thành, bản lĩnh hơn qua từng sát na thời gian (0.013 giây).
Theo Phật Thích Ca, đời người dài nhất về mặt thời gian đúng bằng một hơi thở. Do đó, Thiền sẽ giúp chúng ta làm chủ mạng sống thông qua quán tưởng từng hơi thở ấy. Khi hít vào chúng ta đưa khí đến huyệt Hạ đan điền nằm ở dưới rốn chừng 3cm. Trong khoảng thời gian hít vào này đủ để chúng ta niệm danh ngữ sau (bước 1):
Nam mô Vô lượng quang A Di Đà Phật – Ba
Xong, chúng ta phải giữ luồng khí tại Hạ đan điền đúng bằng thời gian niệm danh ngữ sau (bước 2):
Nam mô Tiêu tai Diên thọ Dược Sư Phật – Mẹ
Cuối cùng, chúng ta đẩy hơi thở ra ngoài đúng bằng thời gian niệm mật ngữ sau (bước 3):
Om Vajrapani Hum – Tiêu trừ ác nghiệp Thân Khẩu Ý
Đúng như tinh thần hiếu nghĩa của kiếp nhân sinh, theo quan điểm cá nhân tôi: “Phụ Mẫu tại lòng như Phật tại thế”.
Rằng khi chúng ta thầm niệm Phật A Di Đà mà ghép tên Ba mình vào tức là chúng ta đã nương tựa vào tha lực vi diệu của Đức Phật A Di Đà để Ngài cứu độ thân phụ mình vĩnh viễn men theo Chánh đạo tấn tới giải thoát.
Rằng khi chúng ta thầm niệm Phật Dược Sư mà ghép tên Mẹ mình vào tức là chúng ta đã nương tựa vào tha lực vi diệu của Đức Phật Dược Sư để Ngài cứu độ thân mẫu mình vĩnh viễn men theo Chánh đạo tấn tới giải thoát.
Rằng khi chúng ta thầm niệm: “Om Vajrapani Hum” tức là chúng ta nương nhờ Kim Cương Thủ Bồ tát-gọi là Thiên hạ đệ nhất Hộ pháp-sẽ giúp ta hóa giảm ác nghiệp đến mức nó không xâm hại được thân mạng. Đồng thời, Bồ tát Kim Cương Thủ cũng sẽ giúp ta tăng trưởng thiện nghiệp bản thân ở mức hảo đức. Từ đó ta mới đủ bao dung rồi nhờ vào hào quang thù thắng của hai Ngài A Di Đà và Dược Sư để cứu rỗi những oan gia trái chủ của mình sớm giác ngộ. Từ đó họ không còn gây hại mình nữa mà sớm rời nhanh nẻo tà, hướng theo Chánh đạo.
Hãy quán trì từng hơi thở theo ba bước kể trên để chúng ta thấy rằng Thiền luôn là quá trình hành trì liên tục một cách tinh tấn sẽ nâng dần chúng nhân lên bốn bậc hết sức tự nhiên như sau:
Bậc 1: Ly dục – ly ác ở mức độ dễ chấp nhận nhất, rằng tham mà ko lạm và làm sai biết sám, sửa để ko lập lại.
Bậc 2: Nội tĩnh – nhất tâm ở mức độ trầm tĩnh đầy vô úy.
Bậc 3: Chánh niệm – tỉnh giác ở mức độ tâm sáng tuệ chiếu giúp hành giả được chánh định và an yên.
Bậc 4: Bất lụy – bất lạc (không khổ – không sướng) ở mức độ đủ đưa hành giả men theo lối đi Trung đạo bằng trí tuệ Bát nhã vốn thuần thiện, trác tuyệt và vô nhiễm.
Duy tuệ thị nghiệp vốn là chân lý diệu tồn qua bốn thời kỳ của Pháp: thịnh – tượng – mạt – diệt. Đó cũng là bảo bối chủ lực quý nhất mà mười phương chư Phật luôn hằng tặng chúng sanh đang trôi lăn trong lục đạo gồm: Trời – Người – Atula – Ngạ quỷ – Súc sanh – Địa ngục. Vậy, Thiền chính là chiếc cầu nối tối thiết giúp nhân sinh tiếp nhận Trí tuệ Bát nhã từ ít nhất là hai vị Phật A Di Đà và Dược Sư như đã trình bày.
Sau cùng, hướng về Cổ đức ngõ hầu tri ân tiền nhân đã di ngôn cho chúng ta yếu chỉ về hạnh Thiền vô cùng quý báu. Thấu cảm và phụng hành, cha mẹ trong mỗi gia đình trên trái đất này hãy dạy con biết tiết kiệm như một Đức hạnh cần thiết và hữu ích. Hành Thiền miên mật theo ba bước kể trên để con cháu chúng ta xứng đáng là rường cột của tương lai vững vượng cho mỗi đất nước.
Cuối cùng, tôi xin lấy chân ngữ sau như thay cho lời kết của bài viết này: “Từ ái bản thân – Bình an nhân loại”.
Huế, mùa Mai nở đón Tết Giáp Thìn (2024)
Quảng Phương – Nguyễn Đình Mỹ