Hạnh phúc viên mãn của người con Phật

Hạnh phúc đơn giản chỉ dành cho ai biết nương tựa Phật, Pháp, Tăng và những thiện pháp. Hạnh phúc cũng đơn giản là đi về chùa, không có cơm ăn đi về chùa, không có việc làm đi về chùa. Đó là châm ngôn vô cùng giản dị, dễ làm, luôn đem lại hạn phúc cho người con Phật.

 

Con người ai ai cũng mong rằng mình sẽ có hạnh phúc, sự an vui. Chúng ta nên hiểu thế nào là niềm hạnh phúc thật sự. Phải chăng hạnh phúc đủ vật chất như có nhà to, xe sang, địa vị cao, tiền bạc đầy rương mới khẳng định rằng ta có hạnh phúc?

Có lẽ chỉ có tiền bạc của cải không thì chưa đủ để có hạnh phúc, vì suy cho cùng những điều đó chỉ là phụng sự cho cái tôi, cái ngã riêng của mình. Có khi để có được những điều đó, chúng ta sẽ bất chấp tất cả để mưu cầu của cải, vì lẽ đó để đạt được hạnh phúc bí quyết không nằm ở sự giàu có.

Đạo Phật luôn hướng con người về cái thiện lành, trong sạch, chính nơi giáo lí chân chính mà đức Phật dạy, vạch rõ cho ai biết hướng về chùa, biết tu tập các thiện pháp người ấy mới thật sự đang có hạnh phúc cao viễn mà không có giá trị vật chất nào có thể đo lường được cả. Điều đó có đúng hay không thì người viết xin mọi người hãy ngồi lặng tâm lại, nhìn ngắm đức Phật Sakya- muni thì sẽ rõ.

Có thể nói hạnh phúc đơn giản chỉ dành cho ai biết nương tựa Phật, Pháp, Tăng và những thiện pháp.

Có thể nói hạnh phúc đơn giản chỉ dành cho ai biết nương tựa Phật, Pháp, Tăng và những thiện pháp.

Ngài từ bỏ ngai vàng điện ngọc, để tự thân xuất gia tu đạo và thực hành hạnh thanh bần để tìm ra con đường chân chính sự hạnh phúc. Sau đó, Ngài đem ngọn đèn chân lí do mình tìm ra để hướng dẫn lại cho hàng đệ tử đạt đến sự hạnh phúc cao viễn, thanh tịnh, đầy an yên. Chính khi từ bỏ mọi ham muốn dục lạc thế gian, sống vui với thiện pháp chân chính như bố thí pháp, trì giới, nhẫn nhục (chịu lạnh, đói, rét…) thì mới có được niềm vui hạnh phúc mà những kẻ tìm kiếm vật chất cao sang, danh lợi không bao giờ cảm nhận được.

Thật vậy, nhiều người dù giàu sang vẫn hiu quạnh, vợ chồng li hôn, tranh chấp. Dù bản thân họ vẫn không muốn điều đó xảy ra, nhưng vì phần nhiều con người sống dựa trên vật chất và đặt nặng tâm lí đó, dần dần họ đánh quên cái nền đạo đức ban đầu.

Có thể hiểu đạo đức cũng chính là hạnh phúc, mà thiếu đạo đức đồng nghĩa kẻ đó phi nghĩa. Theo Tâm lí học thì: “vật chất quyết định ý thức”, đây là nghiên cứu sâu sắc và cũng là câu nói sâu sắc mà trò thấy rất đúng với xã hội hiện tại. Cuộc sống bon chen, công nghệ càng phát triển thì đi đôi với vật chất tăng thạnh, lòng người càng đen tối, vì họ làm chủ quyền về vật chất nên không có thể thõa mãn lòng tham, đồn nghĩa họ sẽ sống xa rời tinh thần và luôn tôn trọng vật chất.

Thật vậy, trong Kinh Tăng Chi Chương 5 Pháp, Phẩm Sức Mạnh Hữu Học (Sekhabalavagga), Kinh Số 3, Đức Phật liên hệ đến bài học dành cho hàng tăng, ni và cư sĩ về 5 vấn đề như sau: “Thành tựu năm pháp, Tỷ-kheo ngay trong hiện tại sống đau khổ, với tổn não, với ưu não, với nhiệt não, sau khi thân hoại mệnh chung, được chờ đợi là ác thú: không tín, không tàm, không quí, biếng nhác, ác tuệ.”

Ngay đây chúng ta thấy rõ người không biết tu tập và thực hành 5 thiện pháp sẽ tự làm khổ mình và khổ người, đó là bất thiện, thì sẽ thiếu lòng tin, sự sỡ hãi, sự hỗ thẹn, luôn biếng nhác, thích ăn ngon mặc đẹp, đồng nghĩa trí tuệ không phát triển.

Bởi vì họ chưa từng cảm nhận được hạnh phúc khi học hỏi giáo pháp, và chưa từng có lòng tin về Phật, bậc ứng cúng- thiện thệ, thế gian giải và họ cũng không tin giáo pháp có thể đem đến hạnh phúc. Tất nhiên họ sẽ không tin tăng có thể hướng dẫn họ tu học theo đường lối mà đức Phật để lại, nên họ không có hạnh phúc an yên. Mà họ chỉ tìm hạnh phúc nơi vật chất, danh lợi, nhà cao, …

Chính nơi vật chất xa hoa phù phiếm đã chôn sâu tâm hồn họ, mãi làm họ say đắm và chìm ngập trong bể khổ của uế trược, kế đó là những phiền muộn, u sầu, đau khổ tràn lan.

Có thể nói hạnh phúc đơn giản chỉ dành cho ai biết nương tựa Phật, Pháp, Tăng và những thiện pháp. Hạnh phúc cũng đơn giản là đi về chùa, không có cơm ăn đi về chùa, không có việc làm đi về chùa. Đó là châm ngôn vô cùng giản dị, dễ làm, luôn đem lại hạnh phúc cho người con Phật.

Thật ra, công nghệ càng cao, dễ đưa chúng ta rơi vào sự si mê và sa đọa. Thế nên, hành trang đơn giản của kiếp sống con người đơn giản là biết vừa đủ, không cần chạy theo vật chất, công nghệ để thõa mãn. Kinh Di giáo có viết: “Người biết đủ dù nằm trên đất vẫn thấy đủ…”.

Rõ ràng một điều, người biết tôn trọng những gì mình có sẽ có hạnh phúc, dù là cơm rau đạm bạc, nhà đủ ở, xe cộ có để chạy và luôn vui với công việc, gia đình và bạn bè biết tôn trọng, hài hòa thì họ đã cảm nhận giá trị cao quý của cuộc sống. Ngay đó, họ cảm nhận được sự hạnh phúc có mặt, nhưng không dừng ở đó, với hàng đệ tử Phật, thấy rõ sự sinh tử, nỗ lực quán chiếu từng hơi thở ra, vô.

Luôn biết sống tùy thuận muôn duyên, tôn trọng và kính lễ bậc trưởng thượng thì người tu đã hạnh phúc. Chính khi ngồi lại một nơi an tĩnh, lễ Phật, tham thiền, theo dõi từng hơi thở, từng nhịp đập của trái tim và thấy rõ muôn sinh vô thường, con người sẽ nhận ra hạnh phúc chính là sự tu tập. Ngay lúc đó, cơ thể này hòa nhập với thiên nhiên, với từng tiếng chim hót, ngắm mây trời xanh mát… con người sẽ cảm nhận được giá trị hạnh phúc.

Có thể nói từng hơi thở là nhịp sống, và có thể con người luôn làm được nhiều thiện sự. Thật ra, hạnh phúc không đâu xa, chính là luôn tôn trọng sự sống, biết vừa đủ, thực hành những giá trị đạo đức như nhân phẩm, lối sống thiện lành, tôn trọng luật giao thông, … thì tự bản thân sẽ có niềm vui, sự an yên trong tâm. Hột giống hạnh phúc chính là tôn trọng sự hòa bình và đơn giản ngồi lại chia sẻ những khó khăn, sau đó cùng nhau bước qua khó khăn.

Giá trị hạnh phúc thật sự đơn giản và luôn gần gũi cho tất cả những ai biết quy hướng các pháp thiện, biết tôn trọng lẽ công bằng của đạo đức, không đặt nặng vật chất. Khi chúng ta sinh ra chỉ với hai bàn tay trắng, khi mất đi chỉ đi nghiệp mình đã làm trên cuộc đời. Vậy sống thế nào để có hạnh phúc đó là vấn đề mà con người, xã hội đang quan tâm.

Vật chất không thật sự đem lại hạnh phúc, mà chính con đường tu tập và thực hành các thiện pháp như: Bố thí, nhẫn nhục, thiền định, trì giới, tinh tấn, trí tuệ hay xuất gia, nhẫn nại, … mới đem lại hạnh phúc cho ta, cho mọi người và mọi nhà.

Chúc nhà nhà sẽ có hạnh phúc nơi tinh thần, đủ sống và luôn hướng thiện, biết giúp đỡ người khó khăn, san sẻ giáo pháp khi mình hiểu cho những người bạn đồng tu học với mình, thì sẽ có hạnh phúc miên trường!.

* Tác giả là Tăng sinh Khoa Đào tạo Từ xa Khóa 7, Học viện Phật giáo Việt Nam

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Phật giáo

Tuệ Đăng