Nhân duyên gì khiến cha mẹ và con cái trở thành người một nhà?
Quý vị có nhân duyên với cha mẹ, nếu không có duyên sẽ không tìm họ, vậy đó là nhân duyên gì?
Duyên rất phức tạp, Đức Phật quy nạp nó thành bốn loại lớn, gọi là tứ duyên: Báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ. Không phải bốn loại quan hệ này, sẽ không trở thành người trong một nhà.
Trong quá khứ cha mẹ có ân với quý vị, quý vị đến để báo ân. Đứa trẻ đến báo ân, nhất định là con hiền cháu thảo, chúng đến báo ân, không phải đến để nghịch ngợm, rất biết nghe lời. Còn báo oán thì rất phiền phức, chúng đến là để báo thù, gây họa, đó gọi là đại bất hiếu, có liên quan đến đời trước.
Còn trả nợ thì sao? Tức là xem chúng nợ quý vị bao nhiêu, chúng nợ quý vị ít, chúng sẽ quan tâm sinh hoạt vật chất của quý vị, có thể miễn cưỡng duy trì. Nếu nợ nhiều, chúng cung cấp cho quý vị rất phong phú, hưởng thụ cuộc sống vật chất rất phong phú, nhưng không có lòng hiếu thảo. Đây là bốn trạng thái, không phải quan hệ này họ không đến. Sau đó quý vị nghĩ tiếp đến quan hệ vợ chồng, quan hệ anh em, quan hệ thân thích bạn bè, tất cả đều trong bốn điều này. Thân tình nhạt một chút, người một nhà tình thân rất đậm đà.
Đây là điều trong Kinh Phật dạy chúng ta, người một nhà rốt cuộc như thế nào. Sau khi quý vị nhìn thấu suốt, sẽ dễ buông bỏ tình thân. Không nhìn thấu, tình chấp này rất khó, cửa ải này không dễ phá. Ải này tạo thành chướng ngại nghiêm trọng đối với việc học Phật, chướng ngại quý vị khai ngộ, chướng ngại quý vị vãng sanh.
HT. Tịnh Không