Pháp siêu độ có lợi ích?

Hỏi: Vì sao người chết, cứ 7 ngày là cúng thất?
Đáp: Vì thông thường sau khi chết trong 49 ngày, cứ 7 ngày thần thức họ trải qua 1 lần chết, cũng đau khổ như lần chết đầu tiên, nên cứ 7 ngày cúng tuần 1 lần. Thông thường tuần thứ 7 tức 49 ngày là chung thất, còn gọi là Định nghiệp, họ sẽ tái sinh (đầu thai).
Hỏi: Vậy vì sao các chùa còn cúng 100 ngày, tiểu tường (1 năm), đại tường mãn tang (2 năm) cũng kỵ (giỗ) hàng năm làm gì?
Đáp: Có những bậc tu hành, cực thiện, chết là tái sinh liền tuỳ theo nguyện lực của họ; có những người cực ác, chết là đoạ địa ngục tức khắc, không trải qua 49 ngày. Có những người họ cố chấp, hoặc không chấp nhận mình đã chết nên ở trung gian giữa người và quỷ, nghiệp chưa rõ ràng nên không trải qua tái sinh. Nhiều ông bà vì thương con cháu, lo con cháu, họ nghĩ là ở lại nhà để phò hộ con cháu, nên không siêu…rất nhiều trường hợp như vậy.
Hỏi: Có người vì tin tưởng nên gọi hồn ông bà tổ tiên, việc đó đúng hay không?
Đáp: Phần lớn là không được, những người chết đã tái sinh thì làm sao gọi về được, chỉ có những người mới chết chưa qua 49 ngày, và những người chưa siêu thoát thì mới có khả năng gọi về. Nhưng người có năng lực gọi về được là rất hiếm….
Hỏi: Chết là hết phải không thầy?
Đáp: Chết không phải là hết, mà là chuyển tiếp một hình thức sống khác, hình thức đó có tốt đẹp sung sướng hay khổ đau là do lúc sống tạo nghiệp lành hay dữ. Không có gì tự nhiên sinh ra, tự nhiên mất đi, mà là chuyển từ dạng này sang dạng khác. Huống chi con người có Linh thức (linh hồn) làm sao mất hết được.
Hỏi: Sao có những người thân chết lâu rồi, mà gọi hồn về được và nói đúng như thật?
Hỏi: Cúng dường, làm phước, bố thí có lợi ích cho người chưa đi đầu thai không?
Đáp: Rất có lợi ích, chỉ có cúng dường, bố thí theo pháp của Phật mới chân thật có lợi ích, siêu độ người chết, phước lợi cho người sống, dù là còn thân trung ấm, hay là đã đầu thai đều có lợi ích lớn.
Kinh Địa Tạng dạy rõ điều này, chỉ có pháp của Phật mới có thể siêu độ cho người mất, có lợi ích chân thật cho cả âm lẫn dương.