Tại sao khi niệm danh hiệu thường xưng là Đại Nguyện Địa Tạng Bồ Tát?

Hỏi: Tại sao khi niệm Thánh hiệu thường xưng là Đại Nguyện Địa Tạng Bồ Tát?

Tại sao khi niệm danh hiệu thường xưng là Đại Nguyện Địa Tạng Bồ Tát? 1

Thánh hiệu và công đức bản nguyện của Bồ Tát Địa Tạng

Đáp:

Hai chữ Đại Nguyện rất là có lai lịch, trong Địa Tạng Bản Nguyện Kinh có nói. Bồ Tát kiếp trước từng là con gái của Bà La Môn, từng là con một trưởng giả, từng là Quang Mục Thánh Nữ, từng là Quốc Vương. Khi còn là con gái Bà la môn, Ngài ở trước

Tháp Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, phát đại nguyện răng: “Ta nguyện tận vị lai kiếp, độ những chúng sinh có tội, mở mọi phương tiện, để chúng được giải thoát”.

Khi là con trưởng giả, Ngài ở trước Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai, phát đại nguyện rằng: “Ta tận vị lai chẳng kể kiếp số, vì tội khổ của lục đạo chúng sinh, mở rộng phương tiện, là cho giải thoát hết, thì bản thân ta mới thành Phật”.

Khi là Quang Mục Thánh Nữ, Ngài phát đại thề nguyện rằng: “Ta thề từ nay về sau, trước tượng của Thanh Tịnh Liên Hoa Mục Như Lại, từ sau trong trăm nghìn vạn ức kiêp, trong mọi thế giới.

Tất cả địa ngục và tam ác đạo, mọi tội khổ của chúng sinh thê nguyện cứu bạt, đê họ rời khỏi địa ngục, ác thú, súc sinh, ngạ quỷ v.v…, như là người có tội ác đều thành Phật rồi ta mới thành Chánh Giác” Lúc là Quốc Vương, Ngài phát đại nguyện rằng: “Nếu không độ hết tội khổ chúng sinh để họ được an lạc, đến nơi Bồ Đề, tôi vẫn chưa thành Phật”.

Cho nên Địa Tạng Bồ Tát, không biết rằng đã trải qua bao nhiêu vô lượng đại kiếp, độ không biết bao nhiêu chúng sinh vô biên, đến bây giờ cũng vẫn là Bồ Tát, chưa chịu thành Phật.

Nguyện lực của Bồ Tát, đơn chẳng thành Phật. Ta thử nghĩ xem, nguyện lực của Bồ Tát lớn lao biết bao! Làm sao mà nói cho hêt được. Trong các Đại Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát biểu hiện Đại Trí, Phổ Hiền Bồ Tát biểu hiện Đại Hạnh, Quan Âm Bồ Tát biểu hiện Đại Bi, còn Địa Tạng Bồ Tát biểu hiện Đại Nguyện.

Trong Pháp Hội Đức Thích Ca, thề điều phục cang cường chúng sinh, và thề độ thoát cực khổ ác của chúng sinh, phải công nhận đó là Đại Nguyện của Địa Tạng Bồ Tát vậy.

Trích Địa Tạng Bồ Tát Linh Cảm Lục.

Lý Viên Tịnh trước thuật tiếng Hoa

Pháp sư Ấn Quang giám định.

Việt dịch: Thích Giác Nguyên