Lấy từ bi làm lẽ sống, lấy trí tuệ làm sự nghiệp

Từ bi và trí tuệ có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời, là mối quan hệ tương tức. Từ bi là biểu hiện của trí tuệ; trí tuệ nguồn gốc của từ bi, soi sáng từ bi.

 

Lấy từ bi làm lẽ sống, lấy trí tuệ làm sự nghiệp

Từ bi dịch từ chữ Karunâ trong tiếng Pali.

Từ là lành, hiền

Bi là xót thương, đau xót, thương xót

Tiếng Hán, Từ (慈) là một phẩm chất quan trọng của trái tim (tâm m người) diễn tả thái độ lành, hiền từ mang lại hạnh phúc và an lạc cho người khác; Bi (悲) cũng là một phẩm chất của trái tim (tâm con người) diễn tả thái độ đau thương, đau buồn trước những nỗi thống khổ của người khác.

Trong các sách tiếng Anh cũng như tiếng Pháp, chữ Karunâ được dịch là compassion. Chữ compassion có gốc từ tiếng Latinh là compassio, có nghĩa là thương hại trước sự đau khổ của kẻ khác. Trong chữ compassion, có chữ passion, chữ này có gốc từ chữ patior, một động từ trong tiếng Latinh có nghĩa là chịu đựng hay trải qua khổ đau, đau đớn.

Dùng trí tuệ để nhìn các Pháp

294354570_1260494914760709_2876991040003021323_n

Nghĩa rộng của chữ từ bi được triển khai trong các kinh Đại thừa

Sáng cho người niềm vui, chiều giúp người bớt khổ là từ bi

Từ là ban vui, bi là cứu khổ

Từ là mang lại tất cả niềm vui cho chúng sanh; bi là làm cho mọi nỗi khổ niềm đau của chúng sanh tan biến.

Từ là ban vui, bi là độ sanh.

Tâm từ bi là tâm Phật

Hạnh từ bi là hạnh Phật

Trí tuệ là một từ quan trọng bậc nhất của Phật giáo

Trí tuệ là sự nghiệp

Trí tuệ là giải thoát

Trí tuệ là thông đạt chân lý

Nói đơn giản người có trí tuệ là người biết sống thuận theo chân lý. Chân lý thì không hình, không tướng mà căn cơ chúng sanh thấp kém nên khó tin khó hiểu vì thế Phật lập vô số phương tiện dìu dắt chúng sanh tu tập đúng theo chân lý để đạt được sự an vui và giải thoát, giác ngộ.

Phẩm Thí dụ thứ ba của kinh Pháp Hoa, một bộ kinh trọng yếu của Phật giáo Đại thừa Tam giới như là nhà lửa, chúng sanh là những đứa con của ngài trưởng giả tức là Đức Phật. Do mãi vui chơi không biết sự nguy hiểm của nhà lửa như thế nào để cứu các con ngài Trưởng giả đã dụ rằng các con mà ra khỏi đây ta sẽ cho các con xe dê, xe hươu, xe trâu tốt đẹp để thoải mái chơi đùa. Khi các đứa con của mình vượt thoát khỏi đó xong, Ngài cho các con chiếc xe trâu trắng hoành tráng, tốt đẹp, trang nghiêm hơn nhiều so với xe dê, xe hươu, xe trâu mà Ngài đã nói. Do vô minh và vọng kiến ngăn che nên chúng sanh cứ đắm chìm trong nỗi khổ vô cùng của nhà lửa tam giới.

Đức Phật là bậc lưỡng túc tôn, phước trí nhị nghiêm; bi trí viên mãn.

Trí viên mãn, bi viên mãn mới thành Phật được. Thiếu một trong hai không thể gọi là Phật được.

Người đệ tử Phật dù xuất gia hay tại gia nên lấy việc nâng cao trí tuệ và từ bi làm chính.

Nói cách khác tu tập đúng theo Phật phải lấy từ bi làm lẽ sống, lấy trí tuệ làm sự nghiệp.

Cũng có thể nói từ bi và trí tuệ là tiêu chuẩn bất biến về giá trị con người.

Từ bi và trí tuệ có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời, là mối quan hệ tương tức. Từ bi là biểu hiện của trí tuệ; trí tuệ nguồn gốc của từ bi, soi sáng từ bi.

Hàng ngày dành thời gian học Phật, đọc kinh, ngồi thiền, nghe pháp, chánh niệm sẽ tăng trí tuệ.

Tập sống chánh niệm tỉnh giác, niệm Phật Quan Âm, lạy Phật, quán từ bi, cư xử tử tế, làm thiện giúp người, phóng sanh, trồng cây…sẽ giúp nuôi lớn tâm từ bi.

Tu theo Phật

Vun bi trí

Lẽ sống từ bi

Sự nghiệp trí tuệ

Không pháp khác.

TS.Thích Hạnh Tuệ